Vòng chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp "Chuyển đổi số - Thách đố sáng tạo" là một trong các hoạt động chính tại Ngày hội "Chuyển đổi số - Không gian Khởi nghiệp sáng tạo năm 2023" do UBND quận 7 (TP HCM) tổ chức.
Cuộc thi khởi động từ ngày 17/8 và trải qua ba vòng thi. 8h ngày 7/10,ếtcuộcthiýtưởngkhởinghiệpChuyểnđổisốnhac dj Top 10 lần lượt trình bày dự án của mình và trả lời tranh biện trước giám khảo trong 15 phút. Kết quả sẽ công bố vào đêm trao giải, diễn ra vào 18h hôm nay.
Mở đầu là phần trình bày dự án Ứng dụng quản lý học tập Notionđến từ Trường Đại học Hutech, Đoàn phường Bình Thuận. Notion là ứng dụng giúp quản lý học tập, xây dựng thời gian biểu sử dụng trên máy tính và điện thoại, máy tính bảng.
Ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch, xây dựng thời gian biểu cho công việc và học tập. Người dùng có thể tạo ra các template để theo dõi quá trình học tập trên máy tính và điện thoại, máy tính bảng. Sinh viên có thể ghi chú bài học cho từng môn, tạo bảng tính điểm, theo dõi lịch bài kiểm tra hoạt động, lên kế hoạch tổng quan với lịch đầy đủ...
Nhật xét về dự án, bà Phan Thị Thùy Ly - Phó giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao - Khu công nghệ cao TP HCM cho biết sản phẩm này đã phát triển trên thị trường, vì vậy khi trình bày dự án cần nêu rõ các ứng dụng dành riêng cho sinh viên.
Trả lời câu hỏi Notion đã triển khai thế nào, đội thi cho biết hiện áp dụng trong việc ghi chú công việc, học tập, thanh trạng thái đấu dấu đã hoàn thành hay chưa. Tại địa phương, Notion sử dụng trong việc xây dựng không gian văn hóa đọc để người dùng nắm việc đang đọc dở ở đâu, một tuần đọc bao nhiêu quyển.
Tiếp theo là dự án Phần mềm quản lý nhân sự trực tuyến Fastworkđến từ Đoàn phường Tân Thuận Đông. Phần mềm cung cấp thông tin nhiều chiều về đoàn viên - thông tin cá nhân, kỹ năng, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, các thành tích... Người dùng dễ dàng khởi tạo hàng loạt công việc, kế hoạch hoạt động của bằng cách gõ tên công việc.
Sau một thời gian áp dụng áp dụng FastWork tại phường, tất cả đoàn viên đều nắm rõ công việc được giao, việc phân chia đồng đều, dễ dàng quản lý để báo cáo.
TS. Lê Văn Quốc Anh - Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP HCM góp ý nếu dùng phần mềm thương mại có sẵn thì đội thi nên thể hiện rõ sự đóng góp (định nghĩa, quy trình mới) trong thực tế. TS. Quốc Anh nêu ví dụ đội nên làm rõ quản lý đoàn viên có gì khác so với nhân viên công ty, khi ứng dụng cần có lý do như giải quyết những vấn đề, rào cản gì.
Nối tiếp, nhóm sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng trình bày dự án DataSpack Insight phân tích dữ liệu kinh doanh. Ý tưởng của nhóm xoay quanh phát triển nền tảng ứng dụng BigData cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm này giúp SMEs tận dụng dữ liệu để tạo ra thông tin cần thiết nhằm quyết định kinh doanh thông minh, cải thiện hiệu suất.
Dự án gồm 3 giai đoạn: phát triển bản MVP và thử nghiệm với nhóm khách hàng nhỏ; hoàn thiện tính năng - phát triển bản thương mại; tiếp thị - mở rộng thị trường.
Bà Hứa Thị Thúy - Phó giám đốc Kinh doanh FPT Online đặt câu hỏi ứng dụng này sẽ tăng doanh thu bằng cách nào và điểm nổi bật thu hút đầu tư là gì? Thành viên nhóm trả lời nguồn thu đến từ tiền quảng cáo, nhà tài trợ. Điểm khác biệt của dự án là thuật toán AI phân tích, chọn lọc khách hàng tiềm năng, khách vãng lai, tính toán gợi ý giúp doanh nghiệp tăng trưởng.
Một dự án khác cũng đến từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Nền tảng từ thiện dựa trên công nghệ blockchain. Dự án tập trung vào việc xây dựng một hệ thống blockchain phân cấp và công bằng, cho phép các tổ chức từ thiện, nhà tài trợ và người nhận tương tác với nhau một cách minh bạch, an toàn.
Mọi giao dịch từ thiện được ghi lại và công khai trên blockchain, đảm bảo rằng thông tin về quyên góp, sử dụng tài chính. Công nghệ này còn cho phép mã hóa và xác thực thông tin, ngăn chặn sự can thiệp trái phép, giả mạo dữ liệu. Các báo cáo thống kê và phân tích sẽ cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá hiệu quả và khả năng thay đổi cần thiết.
Ông Lê Hoàng Nhật - đồng sáng lập kiêm CEO AirCity dành lời khen vì dự án có sự đầu tư, nghiên cứu, hiểu sâu blockchain để ứng dụng trong từ thiện. Ông đặt câu hỏi về tình hình triển khai thực tế và ý nghĩa của đồng token mà nhóm nêu ra. Các thành viên cho biết nền tảng này hiện chưa được ứng dụng rộng rãi. Đồng token chỉ là để biểu trưng cho khoản đóng góp, giá trị ngang bằng VND và không dùng để giao dịch, mua bán.
TS. Lê Khánh Duy, Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM hỏi về sự khác biệt so với thị trường. Nhóm trả lời ứng dụng không chỉ sao kê, chuyển tiền đến hội từ thiện mà còn hình thành mạng xã hội - nơi để các bạn trẻ, tổ chức tìm kiếm những người tham gia chung lý tưởng.
Một câu hỏi khác về tính lợi nhuận đến từ TS. Lê Văn Quốc Anh, nhóm cho biết dự án từ thiện phi lợi nhuận, dựa trên tinh thần tự nguyện. Trong tương lai, nền tảng hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn có thể xây dựng sản phẩm để đưa lên đây để bán, quảng cáo.
Thu hút nhiều sự chú ý là Ứng dụng rèn luyện nhận thức BrainTrainđến từ Đại học Quốc gia TP HCM. Nhằm hỗ trợ người bệnh sa sút trí tuệ, ứng dụng can thiệp ở giai đoạn tiền phát bệnh - giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive Impairment - MCI). BrainTrain gồm các trò chơi nhận thức nhắm vào bốn chức năng nhận thức bị suy giảm của bệnh nhân MCI như: trí nhớ, tập trung, ngôn ngữ và toán học.
Nội dung thiết kế bởi các nhà nghiên cứu thần kinh học và tham khảo ý kiến, lời khuyên từ các bác sĩ thần kinh lâm sàng. Độ khó điều chỉnh theo mức độ nhận thức của từng bệnh nhân. Sau ba tháng thử nghiệm tại Bệnh viện Quân y 175, ứng dụng tiếp cận hơn 1.000 bệnh nhân. Trong đó, hơn 90% người thể hiện sự thích thú và 100% đồng ý chi trả dưới 100.000 đồng mỗi tháng để sử dụng sản phẩm. Về hiệu quả, sau ba tháng sử dụng, người bệnh được kiểm tra nhận thức, điện não đồ, phân tích thay đổi trong hoạt động thần kinh và cho thấy sự cải thiện.
Bà Phan Thị Thùy Ly hỏi về vấn đề bản quyền cùng cách tiếp cận nhóm bệnh nhân tiền Alzheimer. Nhóm cho biết dự án có sự tham gia của Đại học Quốc gia TP HCM và liên kết Bệnh viện Quân y 175. Vì vậy dự án có thể thu thập thông tin bệnh nhân, các nội dung đều có bản quyền và ý kiến chuyên môn từ bác sĩ, chuyên gia trong ngành.
Dự án Trợ lý Anh ngữ Riolishđến từ Công ty TNHH Tư vấn - Giáo dục Vinh Danh, Công ty Cổ phần chứng khoán VPBank giải quyết những rào cản thực tế trong việc học tiếng Anh. Hệ thống hiện có 52 bài học, 280 cấu trúc, 1.500 từ vựng và 4.500 cụm từ phổ biến.
Nền tảng đã tổ chức 18 lớp học (4 -6 học viên mỗi lớp) trong suốt 4 năm qua, doanh thu dạy học hàng tháng: 45 triệu đồng
Bà Phan Thị Thùy Ly hỏi về triết lý riêng. Đại diện nhóm nói ứng dụng có lộ trình rõ ràng, giúp người học làm chủ tiếng Anh sau 6 tháng (45 phút mỗi ngày).
Đại diện nhóm cũng trả lời ông Lê Hoàng Nhật về các con số triển khai thực tế. Hiện ứng dụng có hơn 20.000 người dùng, mỗi tháng 100-200 tài khoản trả phí.
Dự án Chuyển đổi số trong giáo dục mầm nonqua ứng dụng Patlet đến từ Trường Mầm non Tân Hưng. Ứng dụng Padlet giúp giáo viên tương tác, trao đổi thông tin với giáo viên khác và phụ huynh về các thông tin thể hiện quá trình phát triển của trẻ.
Các giám khảo đặt nhiều câu hỏi về khó khăn trong quá trình triển khai, khen về tính tương tác, gỡ bỏ rào cản trong giao tiếp giữa nhà trường với phụ huynh. Tuy vậy vấn đề bảo mật dữ liệu cần cân nhắc và nghiên cứu sâu hơn nhằm bảo vệ trẻ.
Dự án Sách điện tử khám phá thế giới động vậtđến từ Trường Lê Văn Tám, Quận 7. Cuốn sách có thể tích hợp các tính năng công nghệ như hình ảnh, video, âm thanh và liên kết trực tiếp đến tài liệu khác trên Internet. Điều này tạo điều kiện tốt để cung cấp trải nghiệm học tập tương tác, hấp dẫn với học sinh. Nhóm cũng chia sẻ video trong ứng dụng thực tế, các em thể hiện sự thích thú khi xem các video về động vật, trải nghiệm sách.
TS. Lê Khánh Duy hỏi thời gian thiết kế sách bao lâu. Nhóm trả lời mỗi tuần các cô đều có tiết sinh hoạt chuyên môn, đây là dịp các thầy ngồi lại cùng nhau thực hiện và áp dụng cho tất cả lớp trong khối, nên hoàn thành khác nhanh. Nói về nguồn bản quyền, nhóm cũng cho biết luôn lấy các hình ảnh được chia sẻ miễn phí, không vi phạm. Nhóm cũng tự xuất các trang sách dưới dạng pdf để lưu trữ dự phòng.
Dự án Ứng dụng phầm mềm LMStrong giáo dục đến từ Trường Tiểu học Phạm Hữu Lầu, quận 7. Nền tảng này hỗ trợ tạo nội dung và theo dõi tiến trình của người học; giúp học sinh, sinh viên học tập hiệu quả hơn.
Trước câu hỏi về tính ứng dụng trong lâu dài, nhóm cho biết sau khi sử dụng thực tế, nhà trường sẽ có thống kê, báo cáo và đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Phần trình bày cuối cùng là Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kho tàng văn học tuổi thơ đến từ Trường Tiểu học Tân Hưng, quận 7. Nền tảng gồm một kho hơn 300 bài đọc theo chủ đề, học sinh có thể dễ dàng truy cập và tìm đọc theo sở thích. Thông qua việc này, các em có thể tiết kiệm thời gian tìm kiếm hơn, giảm thiểu việc tìm kiếm nhầm sang website độc hại.
Giám khảo đặt câu hỏi về phương án dự phòng, đảm bảo không mất dữ liệu. Nhóm cho biết có xuất file dưới dạng word, PDF để lưu trữ. Các cô giáo còn khích lệ các em hoàn thành phiếu đọc sách để các bạn tham gia bình chọn, ai được bình chọn nhiều nhất sẽ được khen thưởng, tăng sự hứng thú với việc đọc.
Vòng chung kết khép lại lúc 11h30. Sau phần trình bày các đội, cả năm thành viên ban giám khảo đánh giá cao những ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Điểm đặc biệt, các ý tưởng đều phát triển, vận hành bởi thầy cô giáo viên - những người không có nhiều nền tảng về IT. Đối tượng hướng đến là các em học sinh, nhỏ tuổi, khác biệt trong tâm lý suy nghĩ dẫn đến nhiều khó khăn, nhưng các thầy cô vẫn quyết tâm hoàn thành các dự án.
Đội vô địch và đội giải hai, giải ba cùng hai đội đoạt giải khuyến khích sẽ được công bố trong lễ tổng kết ngày hội "Chuyển đổi số - Không gian Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023" diễn ra vào tối 7/10 tại Quảng trường Trung tâm Hành chính quận 7.
Minh Tú